Vi nhựa trong không khí
Simple
- Title
- Vi nhựa trong không khí
- Creator
- Nguồn từ trang thông tin điện tử Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Subject and Keywords
- Tin tức
- Subject and Keywords
- Ô nhiễm không khí
- Subject and Keywords
- Vi nhựa
- Subject and Keywords
- Môi trường
- Subject and Keywords
- Description
- Việc phát hiện ra vi nhựa trong không khí trên đại dương cho thấy sự lây lan của ô nhiễm nguy hiểm này. Khi nhựa trong đại dương của chúng ta vỡ ra thành các mảnh nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa mà không bị phân hủy về mặt hóa học, các vi nhựa được tạo thành đang trở thành một vấn đề sinh thái nghiêm trọng. Một nghiên cứu mới tại Viện Khoa học Weizmann cho thấy một khía cạnh đáng lo ngại của vi nhựa (được định nghĩa là các hạt có đường kính nhỏ hơn 5mm), chúng bị cuốn vào bầu khí quyển và theo gió đến những vùng xa xôi của đại dương. Phân tích cho thấy những mảnh vụn nhỏ như vậy có thể tồn tại trong không khí trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày, phát tán khả năng gây hại cho môi trường biển, cũng như xâm nhập vào chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tiến sĩ Miri Trainic, trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ilan Koren từ Phòng Khoa học Trái đất và Hành tinh, phối hợp với Giáo sư Yinon Rudich và Giáo sư Assaf Vardi từ Phòng Khoa học Cây trồng và Môi trường của Viện Khoa học Weizmann cho biết: “Một số nghiên cứu đã tìm thấy vi nhựa trong khí quyển ngay trên mặt nước gần bờ biển... Nhưng chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy một lượng vi nhựa không hề nhỏ bên trên khu vực mặt nước tưởng như nguyên sơ”. Giáo sư Koren và Giáo sư Vardi đã hợp tác với nhau trong các nghiên cứu tìm hiểu sự tương tác giữa đại dương và không khí. Trong khi cách các đại dương hấp thụ vật chất từ khí quyển đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, quá trình theo hướng ngược lại – các sol khí (aerosol) trong đó có các chất bay hơi, vi rút, mảnh tảo và các hạt khác bị cuốn từ nước biển vào khí quyển – lại ít được nghiên cứu hơn nhiều. Là một phần của nỗ lực không ngừng này, các mẫu aerosol đã được thu thập để nghiên cứu bằng tàu nghiên cứu khoa học Tara vào năm 2016. Nhóm nghiên cứu của Viện Weizmann đã gắn thiết bị đo lên đầu một trong những cột buồm của tàu Tara, trong khi tàu đi qua Bắc Đại Tây Dương. Việc xác định và định lượng các vi nhựa có bên trong các mẫu aerosol không hề dễ dàng, vì các hạt này rất khó nhận diện dưới kính hiển vi. Để hiểu chính xác nhựa đang đi vào khí quyển, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo quang phổ Raman với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Iddo Pinkas thuộc Nhóm Hỗ trợ Nghiên cứu Hóa học của Viện để xác định thành phần hóa học và kích thước của chúng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàm lượng cao các loại nhựa phổ biến - polystyrene, polyethylene, polypropylene và nhiều loại khác - trong mẫu thu thập. Sau đó, tính toán hình dạng và khối lượng của các hạt vi nhựa, cùng với hướng và tốc độ gió trung bình trên các đại dương, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn gốc của các vi nhựa này rất có thể là túi nhựa và các chất thải nhựa khác đã bị vứt bỏ gần bờ biển, sau đó di chuyển ra khu vực đại dương cách đó hàng trăm kilomet. Kiểm tra nước biển bên dưới các vị trí lấy mẫu cho thấy có cùng một loại nhựa, điều này củng cố cho ý tưởng rằng vi nhựa đi vào khí quyển thông qua các bong bóng trên bề mặt đại dương hoặc được gió cuốn lên và được vận chuyển theo dòng không khí đến các vùng xa hơn của đại dương. Trainic cho biết: “Một khi vi nhựa ở trong khí quyển, chúng khô đi và tiếp xúc với tia UV và các thành phần khí quyển mà chúng tương tác hóa học... Điều đó có nghĩa là các hạt rơi trở lại đại dương có khả năng gây hại hoặc độc hại hơn trước đây đối với bất kỳ sinh vật biển nào ăn phải chúng.” “Trên hết,” Vardi cho biết thêm, “một số loại vi nhựa này trở thành giá đỡ cho sự phát triển của vi khuẩn, vì vậy nhựa trong không khí có thể vận chuyển một số loài, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh có hại cho sinh vật biển và con người.” Trainic cho biết: “Lượng vi nhựa thực sự trong các aerosol gần như chắc chắn lớn hơn những gì mà các phép đo của chúng tôi cho thấy, bởi vì thiết lập của chúng tôi không thể phát hiện ra những hạt đó có kích thước dưới vài micromet... Ví dụ, ngoài nhựa có thể phân hủy thành các mảnh thậm chí còn nhỏ hơn, còn có các hạt nano được thêm vào mỹ phẩm và dễ dàng bị rửa trôi vào đại dương, hoặc các hạt được hình thành trong đại dương thông qua sự phân mảnh vi nhựa.” Kích thước của hạt nhựa rất quan trọng, không chỉ vì những hạt nhẹ hơn có thể ở trong không khí trong thời gian dài hơn. Khi hạ cánh trên mặt nước, chúng có nhiều khả năng bị các sinh vật biển nhỏ ăn vào, tất nhiên là không thể tiêu hóa được. Do đó, mỗi hạt này đều có khả năng gây hại cho sinh vật biển hoặc tác động lên chuỗi thức ăn và xâm nhập vào cơ thể con người. “Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, giống như tất cả các aerosol, vi nhựa dần trở thành một phần của các chu trình hành tinh lớn - như carbon và oxy - khi chúng tương tác với các phần khác của khí quyển,” Koren nói. “Bởi vì vi nhựa có trọng lượng nhẹ và tuổi thọ cao, ngày càng nhiều vi nhựa sẽ được vận chuyển trong không khí hơn khi lượng nhựa đã và đang gây ô nhiễm đại dương vỡ ra", ông nói thêm.
- Description
- Publisher
- https://vukhcn.monre.gov.vn/
- Resource Type
- Tin tức
- Format
- Language
- vie
- Date Created
- 2021-12-07
- Date Submitted
- 2021-12-07
- Related resource
- Related resource
- https://geoportal-stnmt.tphcm.gov.vn/geonetwork/srv/api/records/956246d8-9ef7-4254-bace-11b6ea060b7f/attachments/vinhua.jpg
- Date Modified
- 2024-01-05T09:44:10
- Resource Identifier
- 956246d8-9ef7-4254-bace-11b6ea060b7f