From 1 - 10 / 225
  • Categories  

    This dataset is the definitive set of locality boundaries for the state of Victoria as defined by Local Government and registered by the Registrar of Geographic Names. The boundaries are aligned to Vicmap Property. This dataset is part of the Vicmap Admin dataset series.

  • Categories  

    During National Science Week on Sunday 26th August 2007, Geoscience Australia opened its doors to the community to showcase a diverse range of work activities. Members of the public had the opportunity to discover how earthquakes are detected, pan for gold, tour the building, view Australia in 3D, become a seafloor detective and talk to the people who work for Australia's national geoscience research organisation. The photographs of that open day have been converted into thumbmail images and are available on the GA web site.

  • Categories  

    This catalog is for registering all metadata records held by the Geofffrey's Tube Palace Hotel Ballroom.

  • Categories      

    Major hydrological basins and their sub-basins. This dataset divides the African continent according to its hydrological characteristics. The dataset consists of the following information:- numerical code and name of the major basin (MAJ_BAS and MAJ_NAME); - area of the major basin in square km (MAJ_AREA); - numerical code and name of the sub-basin (SUB_BAS and SUB_NAME); - area of the sub-basin in square km (SUB_AREA); - numerical code of the sub-basin towards which the sub-basin flows (TO_SUBBAS) (the codes -888 and -999 have been assigned respectively to internal sub-basins and to sub-basins draining into the sea)

  • Categories    

    Physiographic maps for the CIS and Baltic States (CIS_BS), Mongolia, China and Taiwan Province of China. Between the three regions (China, Mongolia, and CIS_BS countries) DCW boundaries were introduced. There are no DCW boundaries between Russian Federation and the rest of the new countries of the CIS_BS. The original physiographic map of China includes the Chinese border between India and China, which extends beyond the Indian border line, and the South China Sea islands (no physiographic information is present for islands in the South China Sea). The use of these country boundaries does not imply the expression of any opinion whatsoever on the part of FAO concerning the legal or constitutional states of any country, territory, or sea area, or concerning delimitation of frontiers. The Maps visualize the items LANDF, HYPSO, SLOPE that correspond to Landform, Hypsometry and Slope.

  • Theo Báo cáo tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, dự kiến đến năm 2030, Việt Nam có khả năng sẽ đạt được cả 3 mục tiêu cụ thể thuộc mục tiêu phát triển bền vững số 13 về các hành động bảo vệ khí hậu. Thực tế trong 5 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động từ hoàn thiện thể chế chính sách đến tăng cường năng dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát khí hậu và các hoạt động cụ thể để thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH. Việt Nam cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào năm 2016 và năm 2020, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2020. Đến nay đã có 52/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; 7/18 Bộ và 37/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Bên cạnh nguồn lực trong nước, Việt Nam đã huy động được nhiều nguồn lực quốc tế cho các dự án, chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong đó, giai đoạn 2017-2019 đã huy động được 146,5 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Khí hậu xanh (GCF). Việt Nam đã tổ chức phổ biến Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản dưới luật cho 44 lớp với 1320 cán bộ cấp xã được tập huấn. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn được chú ý đầu tư gồm 187 trạm khí tượng bề mặt - 242 trạm thủy văn - 20 trạm hải văn - 10 trạm radar thời tiết - 6 trạm thám không vô tuyến - 8 trạm pilot - 782 trạm đo mưa độc lập. Tuy nhiên, trước diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến BĐKH đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn về công tác ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó để giám sát khí hậu, cần đầu tư hệ thống quan trắc, hệ thống dự báo khí tượng thủy văn đáp ứng được nhu cầu dự báo, đặc biệt là công nghệ dự báo cực ngắn và dự báo biển. Huy động nguồn lực xã hội để đầu tư cho các hệ thống trên. Hai hoạt động cần thực hiện thường xuyên, liên tục để duy trì các kết quả là tăng cường nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH cho các cấp, các ngành và người dân, đặc biệt cần chú trọng công tác này hơn nữa tại địa phương; Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn tài trợ và tăng cường sự phối hợp thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận Paris, các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về khí tượng thủy văn và BĐKH.

  • Categories    

    (Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Nghị định này quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân; quyền và trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước. Giá trị pháp lý của dữ liệu được chia sẻ trong thông điệp dữ liệu được xác định theo giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu quy định tại Mục 1 Chương II Luật Giao dịch điện tử và quy định của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc chung về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu: Dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu. Cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính nếu dữ liệu này đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, sẵn sàng cung cấp thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu, trừ trường hợp dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác. Việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Dữ liệu chia sẻ phải bảo đảm tính cập nhật, chính xác theo quy định của pháp luật; dữ liệu chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước là không thu phí, trừ trường hợp khai thác, sử dụng dữ liệu thuộc danh mục được quy định trong Luật Phí và lệ phí. Dữ liệu của cơ quan nhà nước chia sẻ cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau: Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác dữ liệu của mình hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân khác khi được tổ chức, cá nhân đó chấp nhận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; các trường hợp ngoài quy định trên, dữ liệu của cơ quan nhà nước được chia sẻ cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin và các quy định của pháp luật hiện hành. Yêu cầu quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu Cơ quan nhà nước thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu phải thực hiện, tuân thủ các yêu cầu sau: 1- Chỉ định một cán bộ làm đầu mối phụ trách kết nối và chia sẻ dữ liệu; công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, tên và vị trí, chức năng cán bộ đầu mối phụ trách. Cán bộ đầu mối phụ trách có trách nhiệm tiếp nhận, phối hợp, xử lý các vấn đề về kết nối, chia sẻ dữ liệu của cơ quan, đơn vị mình đối với cơ quan, đơn vị bên ngoài. 2- Công khai thông tin về đầu mối phụ trách kết nối, chia sẻ dữ liệu; các thông tin về sự sẵn sàng chia sẻ dữ liệu và các thông tin cần công bố khác theo quy định tại Nghị định này. 3- Tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin; các quy định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dữ liệu; quyền riêng tư của tổ chức, cá nhân. 4- Bảo đảm dữ liệu chia sẻ phải có khả năng gửi, nhận, lưu trữ, xử lý được bằng thiết bị số. 5- Tuân thủ các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về trao đổi dữ liệu, về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 của Nghị định này. 6- Phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Nghị định cũng quy định rõ các hành vi không được làm gồm: Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; mua bán, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trái quy định của pháp luật; vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo vệ thông tin cá nhân khi kết nối, chia sẻ dữ liệu; làm sai lệch dữ liệu trong quá trình lưu chuyển dữ liệu từ cơ quan cung cấp dữ liệu tới cơ quan khai thác dữ liệu; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, làm gián đoạn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/5/2020.

  • Categories      

    Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng quy định về chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ”. Đây là đề tài nghiên cứu quan trọng góp phần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đủ mạnh quản lý hoạt động chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc bản đồ còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Theo TS. Đồng Thị Bích Phương, Chủ nhiệm đề tài, đề tài đã khảo sát, đánh giá các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển và các nước có điều kiện tương tự Việt Nam về chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc bản đồ và thông tin địa lý; phân tích, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ; khảo sát thực tế chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ và điều tra nhu cầu người dùng. Sau khi triển khai nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xác định các giải pháp tổ chức, tài chính, kỹ thuật và sở hữu trí tuệ để đảm bảo chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đồng thời, xây dựng Dự thảo quy định về chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ. Theo đó, các giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra quản lý hoạt động chia sẻ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phù hợp với điều kiện hiện tại, đó là: Xây dựng Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia bao gồm chính sách, thể chế, tiêu chuẩn, công nghệ, dữ liệu và nguồn lực để đảm bảo chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu không gian địa lý nói chung và dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ nói riêng. Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư cho thu nhận, cập nhật, quản lý, cung cấp, chia sẻ dữ liệu, sản phẩm đo đạc cơ bản và chuyên ngành trên nguyên tắc hiệu quả, tránh lãng phí, đủ đáp ứng các nhu cầu phát triển. Đặc biệt, thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thu nhận, cập nhật, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời; được quản lý đảm bảo sử dụng lâu dài và khai thác, chia sẻ thuận tiện. Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Nguyễn Phi Sơn đánh giá: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ xây dựng Nghị định và các quy định về chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ khoa học, phù hợp với thực tế để đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà nước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đo đạc và bản đồ. Theo ông Nguyễn Phi Sơn, hoạt động đo đạc và bản đồ đang được thực hiện ở rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như: quy hoạch lãnh thổ, giao thông, xây dựng, thủy lợi, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý đất đai, giáo dục đào tạo, địa chất, bảo vệ môi trường, du lịch, truyền thông, an ninh quốc phòng... Vì vậy, các quy định về chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu đo đạc và bản đồ khoa học, phù hợp với thực tế để đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà nước sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đo đạc và bản đồ của các ngành, các lĩnh vực liên quan góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu an ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Categories    

    (Thanhuytphcm.vn) - Sáng 11/3/2022, UBND TP Thủ Đức tổ chức hội nghị chuyển giao và hướng dẫn sử dụng nền tảng chia sẻ dữ liệu không gian địa lý tài nguyên và môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Tham dự có các đồng chí: Bùi Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường); Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức. Tại hội nghị, đồng chí Bùi Hồng Sơn giới thiệu các nội dung về nền tảng như: cơ sở pháp lý, khái niệm có liên quan và hướng dẫn sử dụng các tính năng trên cổng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường. Thông qua đó, dữ liệu, thông tin về tài nguyên môi trường sẽ dễ dàng được tiếp cận, khai thác và sử dụng hiệu quả, là nền tảng kiến tạo phát triển, tạo lập môi trường và điều kiện cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, phát triển kinh tế, xã hội của TPHCM. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng cho biết, việc tích hợp và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu được chia sẻ từ sở ngành sẽ là cơ sở cho việc xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số TP Thủ Đức trong tương lai. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp, tổ chức đang đồng hành, TP Thủ Đức sẽ ghi nhận và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường cải thiện trong thời gian tới. Dịp này, UBND TP Thủ Đức và Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường tiến hành ký biên bản xác nhận cung cấp tài khoản sử dụng Nền tảng chia sẻ dữ liệu không gian địa lý ngành Tài nguyên và Môi trường TPHCM. Nguồn: Trang thông tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh https://www.hcmcpv.org.vn

  • Dữ liệu ranh thửa đất Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, được xây dựng năm 2014 trong công tác "Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh" theo Quyết định số 5946/QĐ-UBND ngày 29/12/2009, CSDL địa chính của công tác này được xây dựng từ các nguồn: hồ sơ dữ liệu đất đai từ trước 1975, hồ sơ đất đai theo quyết định 6280/QĐ-UB-QLĐT, kết quả tổng điều tra kê khai đăng ký nhà đất năm 1999, sổ điều tra điền dã - tổng kiểm kê đất đai 2010, hồ sơ GCNQSDĐ được cấp theo các quyết định 38/2002/QĐ-UB-ĐT, 04/2003/QĐ-UB, 90/2004/QĐ-UB và 54/2007/QĐ-UBND, bản đồ bằng khoán trước 1975, bản đồ giải thửa 299/TTg, bản đồ địa chính 02/CT-UB, sơ đồ nền và bản đồ địa chính chính quy. Cơ sở dữ liệu địa chính được lưu trữ dưới dạng ESRI GeoDatabase theo phần mềm VILIS của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu TN&MT năm 2018 theo Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (theo quy định của (Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường), Dữ liệu ranh thửa phường Tân Định được trích xuất từ CSDL địa chính (VILIS) nói trên và chuẩn hóa, đưa vào lưu trữ, quản lý và cung cấp các dịch vụ Web trực tuyến để phục vụ kịp thời nhu cầu của ngành TN&MT, các Sở ban ngành khác và các dự án liên quan trong việc triển khai Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố Thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” của Thành phố và các dự án, công trình khác có liên quan.