Category

maps

10 record(s)
 
Available actions
Topics
Years
Formats
Representation types
Update frequencies
status
Scale
From 1 - 10 / 10
  • Categories    

    Physiographic maps for the CIS and Baltic States (CIS_BS), Mongolia, China and Taiwan Province of China. Between the three regions (China, Mongolia, and CIS_BS countries) DCW boundaries were introduced. There are no DCW boundaries between Russian Federation and the rest of the new countries of the CIS_BS. The original physiographic map of China includes the Chinese border between India and China, which extends beyond the Indian border line, and the South China Sea islands (no physiographic information is present for islands in the South China Sea). The use of these country boundaries does not imply the expression of any opinion whatsoever on the part of FAO concerning the legal or constitutional states of any country, territory, or sea area, or concerning delimitation of frontiers. The Maps visualize the items LANDF, HYPSO, SLOPE that correspond to Landform, Hypsometry and Slope.

  • Categories      

    Major hydrological basins and their sub-basins. This dataset divides the African continent according to its hydrological characteristics. The dataset consists of the following information:- numerical code and name of the major basin (MAJ_BAS and MAJ_NAME); - area of the major basin in square km (MAJ_AREA); - numerical code and name of the sub-basin (SUB_BAS and SUB_NAME); - area of the sub-basin in square km (SUB_AREA); - numerical code of the sub-basin towards which the sub-basin flows (TO_SUBBAS) (the codes -888 and -999 have been assigned respectively to internal sub-basins and to sub-basins draining into the sea)

  • GIS (Geographic Information Systems) là công nghệ thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu từ không gian địa lý qua đó thực hiện biên tập bản đồ, lưu trữ dữ liệu bản đồ, thao tác trên bản đồ gắn với sự vật hiện tượng ở không gian thực. Thời gian qua, GIS đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực tại TPHCM, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở địa phương. *** Chia sẻ dữ liệu không gian địa lý Tại TPHCM, GIS được ứng dụng rộng rãi, xem như nền tảng công nghệ phục vụ đời sống xã hội. Có thể kể đến bộ nền tảng thông tin địa lý với hơn 60 lớp dữ liệu của Trung tâm Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (HCMGIS) thuộc Sở KH-CN TPHCM, ứng dụng bản đồ du lịch tại các quận huyện và hàng chục ứng dụng GIS khác như hệ thống quản lý bệnh truyền nhiễm, hệ thống quản lý vùng sản xuất rau, ứng dụng quản lý hệ thống phân phối… Với GIS, nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng vào quản lý chuỗi cung ứng ngành bán lẻ, có thể giúp người cung cấp và đại lý, điểm bán biết khi nào rau củ quả rời khỏi cánh đồng, lộ trình giao vận, chất lượng và thời gian nhận hàng. Việc xác định vị trí của các khu vực như trung tâm thương mại, khu dân cư, trường học, bệnh viện… ảnh hưởng đến đời sống người dân, do đó GIS giúp xác định những vị trí tốt nhất để xây dựng cơ sở hạ tầng (ứng dụng GIS cho quy hoạch đô thị). Ứng dụng GIS cũng giúp các tổ chức y tế phân tích các xu hướng, khu vực có người mắc bệnh và nguy cơ dịch bệnh lây lan. Nhiều năm qua, Sở KH-CN TPHCM đã xây dựng Cổng thông tin địa lý HCMGIS Portal cung cấp nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu không gian địa lý, tài liệu và bản đồ trong HCMGIS. Sở KH-CN còn có nhiều chương trình hỗ trợ chuyên gia tư vấn và tài chính để các đơn vị này có điều kiện triển khai ứng dụng GIS. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở KH-CN TPHCM đã tổ chức hội nghị trực tuyến chuyển giao giải pháp “Ứng dụng công nghệ GIS trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận huyện”, qua đó, sở đã chuyển giao 2 phần mềm ứng dụng GIS cho 11 quận huyện là các quận 4, 6, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè và Củ Chi. Bà Chu Vân Hải, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết, sở mong muốn hỗ trợ các sở ngành, quận huyện ứng dụng công cụ, giải pháp, mô hình KH-CN phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 tại thành phố. *** Ứng dụng ngay thời điểm dịch bệnh Khi dịch Covid-19 bùng phát, UBND TP Thủ Đức đã đặt hàng HCMGIS phát triển các phần mềm trên công nghệ GIS phục vụ phòng chống Covid-19. Sau đó TP Thủ Đức đã triển khai ứng dụng phần mềm Thủ Đức Covid để quản lý dịch bệnh Covid-19 và phần mềm Thủ Đức mua sắm để người dân tiện mua sắm, sinh hoạt trong thời gian giãn cách xã hội. Phần mềm Thủ Đức Covid gồm các tính năng như bản đồ quản lý Covid-19, qua đó phân tích và thống kê báo cáo các ca dương tính, ca nghi mắc, phân tích diễn tiến dịch Covid-19 và thống kê, tạo biểu đồ thông báo cho các cấp quản lý. Bản đồ các lớp dữ liệu hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 trong xác định ranh giới khu phố, phường, bản đồ quản lý cơ sở cách ly tập trung cũng giúp đánh giá sát tình hình dịch bệnh theo ngày… Phần mềm Thủ Đức mua sắm với hệ thống GIS cập nhật dữ liệu các cửa hàng, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn; cho phép người dùng xem thông tin các cửa hàng mua sắm, chọn lộ trình đi tới cửa hàng. Phần mềm này mở rộng cập nhật các điểm trao hàng cứu trợ, từ thiện, kết nối người cho và người nhận. Theo ông Phạm Quốc Phương, Giám đốc HCMGIS, từ những kết quả khả quan khi ứng dụng phầm mềm GIS tại TP Thủ Đức và sau hội nghị trực tuyến chuyển giao, HCMGIS tiến hành cài đặt phần mềm ứng dụng công nghệ GIS đến các quận huyện theo đặc thù, yêu cầu riêng của từng quận huyện. “Hiện đã có 6 quận huyện được cài đặt phần mềm ứng dụng GIS trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Chúng tôi sẽ cài đặt, hướng dẫn, hỗ trợ các quận huyện còn lại ứng dụng phần mềm GIS nhanh nhất để góp phần phòng chống dịch Covid-19”, ông Phạm Quốc Phương cho biết.

  • Bản đồ giúp người dân có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn đề liên quan đến dịch COVID 19 xung quanh mình hoặc tại một vị trí bất kỳ trên địa bàn thành phố. Đồng thời, người dân cũng có thể tra cứu các thông tin địa điểm khẩu trang, cơ sở y tế, các địa điểm nhu yếu phẩm… để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Hệ thống cũng cung cấp các công cụ bản đồ phân tích mật độ, thống kê phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát, phòng chống dịch. Dữ liệu chuyên môn về phòng chống dịch được cung cấp bởi Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) và được cập nhật ngay sau khi có Thông cáo chính thức của HCDC. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM hy vọng bản đồ là công cụ hỗ trợ phòng chống dịch hiệu quả cho người dân và các nhà quản lý cùng chung tay thành phố phòng chống dịch COVID 19.

  • Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030, Việt Nam cần đo vẽ, lập bản đồ trên toàn bộ diện tích đất liền và vùng biển. Điều này giúp quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản. * Lập bản đồ khoáng sản trên đất liền Theo lộ trình đặt ra, Việt Nam sẽ có 75% diện tích phần đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Tỷ lệ này đến năm 2030 là 100%. Công tác đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản để lập bản đồ địa chất hướng đến phục vụ việc phát hiện, dự báo triển vọng tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác, xác định hiện trạng môi trường địa chất và dự báo các tai biến địa chất, từ đó, góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản của Việt Nam. Đến cuối năm 2018, khoảng 71% diện tích lãnh thổ phần đất liền (tương đương gần 235 nghìn km2 ) đã được lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 với trên 5000 điểm khoáng sản được phát hiện. Theo thông tin của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tất cả các đô thị loại 1, 2 và hầu hết đô thị loại 3 đã được điều tra địa chất, thành lập hệ thống bản đồ địa chất, khoáng sản, địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa chất môi trường, bản đồ sử dụng đất phục vụ quy hoạch phát triển đô thị. Kết quả thực hiện năm 2020, có 73% diện tích lãnh thổ phần đất liền được lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000. Để hoàn thành lộ trình, Việt Nam cần tăng cường tối đa năng lực quản lý, lập kế hoạch điều tra, khảo sát cụ thể để hướng đến mục tiêu 100% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vào năm 2030. * Liệu có hoàn thành mục tiêu 100% diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000? Mục tiêu 100% diện tích phần đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 vào năm 2030 và trước đó, lộ trình đến năm 2025 là 70% hiện còn nhiều thách thức. Theo số liệu của Bộ TN&MT, diện tích đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 tính đến hết năm 2020 đạt 27,3%, rất thấp so với lộ trình đặt ra cho năm 2020 là 50%. Nếu không tích cực cải thiện tình hình trong những năm tới thì Việt Nam có nguy cơ không đạt tỷ lệ bao phủ 100% diện tích đất liền Việt Nam được bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1:50.000 như lộ trình đề ra. Đáng lưu ý là công tác bay đo từ phổ gamma nếu chỉ nhằm mục đích đánh giá và dự báo triển vọng khoáng sản, hướng đến khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản thì không nhất thiết phải đạt được mục tiêu bay đo 100% diện tích đất liền mà chỉ cần tập trung vào các vùng có tiềm năng khoáng sản cao, phù hợp với việc khai thác ở quy mô lớn hoặc phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và cần đạt độ chi tiết cao. Vì vậy, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh lộ trình cho chỉ tiêu này cho các năm tiếp theo. * Thúc đẩy đo vẽ từ, trọng lực vùng biển đảo Theo số liệu của Bộ TN&MT, tính đến tháng 6 năm 2019 mới chỉ có 25% diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000. Hiện vẫn còn khoảng 18% diện tích vùng biển chưa được lập hải đồ, bản đồ. Phần lớn diện tích vùng biển nông và vùng biển sâu, xa bờ chưa được điều tra địa chất khoáng sản biển. Năm 2013, Dự án “Bay đo từ - trọng lực tỷ lệ 1:250.000 biển và hải đảo Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thực hiện. Hy vọng rằng, khi kết quả nghiên cứu của dự án này được hoàn thiện, đưa vào triển khai thực tế cũng như khi công nghệ và kỹ thuật được chuyển giao đầy đủ thì tỷ lệ diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được bay đo từ, trọng lực tỷ lệ 1:250.000 có triển vọng sẽ tăng nhanh trong giai đoạn tới.

  • Trung tâm HCMGIS (thuộc Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) công bố cung cấp đường địa giới hành chính cấp tỉnh, bao gồm cả 2 huyện Hoàng Sa và Trường Sa bằng dịch vụ Web theo chuẩn OGC Web Feature Service (WFS) Đây là dữ liệu quý để tạo các bản đồ trực tuyến đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Cổng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường xin giới thiệu với các bạn để biết, khám phá và sử dụng ở cấp độ vĩ mô.

  • Ứng dụng "Thông tin quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh" được phát triển và quản lý bởi Sở Quy hoạch-Kiến trúc nhằm cung cấp thông tin quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp một cách trực tuyến thông qua ứng dụng web và ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại thông minh và máy tính bảng). Thông tin quy hoạch được cung cấp trên ứng dụng "Thông tin quy hoạch đô thị Thành phố Hồ Chí Minh" là Quy hoạch sử dụng đất trong hồ sơ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt trên địa bàn thành phố (24 quận huyện). Ứng dụng cung cấp các bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 dạng bản giấy có đóng dấu phê duyệt được sao chụp (scan) và sắp xếp thống nhất vào hệ toạ độ VN2000. Người dùng có thể xác định vị trí của khu đất thông qua việc nhập toạ độ của khu đất (các thông số này có thể tìm thấy trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản đồ hiện trạng vị trí khu đất), hoặc xác định vị trí khu đất thông qua định vị GPS có sẵn trong thiết bị di động thông minh. Ngoài ra, người dùng còn có thể tải về các bản đồ quy hoạch và quyết định phê duyệt quy hoạch để có thể tham khảo một cách cụ thể hơn. Nội dung thông tin quy hoạch cung cấp thông qua các ứng dụng là các hồ sơ quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có đầy đủ căn cứ pháp lý để áp dụng. Ngoài ra, ứng dụng "Thông tin quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh" cung cấp chức năng bản đồ số. Đây là chức năng cung cấp bản đồ quy hoạch phân khu được xây dựng trên nền tảng công nghệ Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS), cho phép người dùng định vị thửa đất thông qua một chức năng nữa là tìm kiếm theo số tờ-số thửa bên cạnh việc tìm kiếm thông qua toạ độ khu đất hoặc định vị GPS.

  • Sự phát triển không ngừng của ngành đo đạc và bản đồ trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng mục tiêu cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ và hiệu quả các sản phẩm của đo đạc bản đồ và thông tin địa lý phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực trong ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và các bộ ngành,địa phương và xã hội nói chung. Công nghê đo đạc bản đồ của Việt Nam đang bắt kịp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử. Ở nước ta, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã sớm nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích to lớn từ dữ liệu không gian địa lý mang lại. Nhiều năm qua, các Bộ, ngành nói chung và ngành tài nguyên và môi trường nói riêng đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống dữ liệu không gian địa lý phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018, Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ đã quy định nội dung và một số nhiệm vụ cơ bản về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, bao gồm: xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện; chính sách, nguồn lực để xây dựng, phát triển; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam. Ngày 23 tháng 11 năm 2021, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tổ chức Hội thảo khoa học và công nghệ toàn quốc “Nghiên cứu ứng dụng phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, vai trò của công nghệ đo đạc bản đồ hiện đại.

  • Tổ chức phát triển mở vùng Mekong (Open Development Mekong - https://opendevelopmentmekong.net/) công bố các dịch vụ Web dưới dạng OGC WFS nhằm cung cấp nhiều dữ liệu không gian địa lý khác nhau của các quốc gia: Việt Nam, Cambodia, Laos, Myanma, Thailand. Tổ chức phát triển mở vùng Mekong dựa trên việc trình bày dữ liệu một cách khách quan, sử dụng các tiêu chuẩn dữ liệu mở cùng với phân tích khách quan thông qua hình ảnh trực quan, cuộc họp, bản đồ và các sản phẩm dữ liệu khác để tăng tính minh bạch và khả năng truy cập. Nền tảng này kể từ đó đã phát triển thành một mạng lưới hỗ trợ dữ liệu và quyền kỹ thuật số được phản ánh và có thể truy cập được cho tất cả công dân trên toàn khu vực sông Mekong. Đối tượng mục tiêu của tổ chức là xã hội dân sự, khu vực tư nhân, chính phủ, học viện và các cộng đồng bị thiệt thòi sử dụng kho dữ liệu và thông tin phong phú của ODM để hỗ trợ nghiên cứu, phân tích và ra quyết định. Cách tiếp cận này nguyên bản hỗ trợ dữ liệu nguồn cung ứng cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan điểm đa ngành và xuyên quốc gia. Trung tâm CNTT TNMT giới thiệu để các bạn có thể khai thác và sử dụng. Khi sử dụng dữ liệu này cần xem xét, đánh giá tính chính xác và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

  • Ngày 19 tháng 7 năm 2018, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết định số 1048/QĐ-STNMT-TTCNTT công bố Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định nêu rõ các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở khi thực hiện các dự án liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường trên địa bành thành phố phải tuân thủ theo nội dung, lộ trình thực hiện “Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh”. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện các dự án liên quan đến thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường cần tham khảo và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện đồng bộ, thống nhất theo “Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường với kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.