Format

PDF

12 record(s)
 
Formats
From 1 - 10 / 12
  • Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu giữa các vùng miền. Việt Nam hằng năm hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khí hậu diễn biến bất thường kèm theo các thiên tai mang tính cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước. Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý và người dân hiểu rõ hơn về đặc điểm, hiện trạng và mức độ thay đổi của khí hậu. Báo cáo đã phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai, qua đấy có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng đã nhận định về những nỗ lực, thành quả và thiếu hụt trong ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia sẽ là tài liệu cung cấp thông tin hữu ích cho việc xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ cho việc lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành và địa phương.

  • Categories      

    Ngày 12/7/2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ký ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HĐND thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Nghị quyết chấp thuận thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất (gồm điều chỉnh diện tích dự án đã được thông qua và bổ sung dự án mới); dự án có chuyển mục sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo UBND TP.HCM, thời gian qua TP.HCM đã tiến hành rà soát và thực hiện thu hồi chủ trương đầu tư hoặc quyết định giao đất nhiều dự án, với tổng diện tích lên đến 6.000ha. Theo đó, những khu vực đã có quy hoạch, đã có chủ trương đầu tư, chủ trương thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất, nhưng chậm hoặc chưa triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư như khu đô thị Bắc Nhà Bè- Nam Bình Chánh, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi… đã làm hạn chế quyền lợi của người dân. Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân khách quan do nguồn gốc sử dụng đất trên địa bàn thành phố rất phức tạp, trong khi hồ sơ dữ liệu về quản lý đất đai, theo dõi biến động trong sử dụng đất chưa đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa thực tế, đã dẫn đến thường xuyên phải điều chỉnh nhiều dự án. Về nguyên nhân chủ quan, một số cấp ủy, địa phương, đơn vị và lãnh đạo sở ngành thiếu sâu sát, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, thiếu đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Do đó, TP.HCM đã giao UBND các quận huyện rà soát, giao Sở Tài nguyên Môi trường tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM hủy bỏ việc thu hồi đất để thực hiện dự án, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đã ghi trong kế hoạch sử dụng đất; công bố việc hủy bỏ cho người dân được biết để thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

  • Ngày 19 tháng 7 năm 2018, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết định số 1048/QĐ-STNMT-TTCNTT công bố Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định nêu rõ các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở khi thực hiện các dự án liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường trên địa bành thành phố phải tuân thủ theo nội dung, lộ trình thực hiện “Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh”. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện các dự án liên quan đến thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường cần tham khảo và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện đồng bộ, thống nhất theo “Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường với kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

  • Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 817/VP-ĐT ngày 19 tháng 01 năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Thành phố xây dựng báo cáo Đánh giá khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ “Đánh giá khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục tiêu tổng quát nhằm làm rõ những đặc điểm khí hậu tại Thành phố bao gồm xu thế biến đổi, mức độ biến thiên và dao động của các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng khí hậu cực đoan về phạm vi, cường độ, tần suất và tính bất thường, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho Thành phố và cơ quan trung ương, đóng vai trò quan trọng trong công tác lồng ghép yếu tố khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, các nội dung Báo cáo “Đánh giá khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện bằng các phương pháp có tính khoa học và chi tiết thành 9 nhóm nội dung. Ngày 10 tháng 11 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 3844/QĐ-UBND về phê duyệt Báo cáo Đánh giá khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở để triển khai các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý của các Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.

  • Categories      

    Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lần đầu tiên công bố Kịch bản biến đổi khí hậu nhằm phục vụ cho việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực, khu vực và sử dụng trong quá trình xây dựng và cập nhật chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành, vùng, địa phương. Trong thời gian qua, Kịch bản biến đổi khí hậu đã thường xuyên được Bộ xây dựng cập nhật và công bố. Đến nay, Kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản cập nhật năm 2020 đã được hoàn thành.

  • Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia theo cách có thể đo đạc – báo cáo – thẩm định được” do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, nhóm chuyên gia tư vấn ngắn hạn được lựa chọn để thực hiện Hợp phần của Dự án liên quan đến TP.HCM và các đô thị khác ở Việt Nam, cụ thể bao gồm các nội dung: (1) hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực cho các đô thị ở Việt Nam để có thể thực hiện liên tục công tác định lượng phát thải và giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó chọn TP.HCM làm đô thị mẫu; (2) xây dựng và khuyến nghị một quy trình đo đạc – báo cáo – thẩm định (MRV) có thể áp dụng được ở cấp địa phương cho Việt Nam; (3) tăng cường khả năng lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia của Việt Nam thông qua việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn để hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đô thị Việt Nam. Dịch vụ tư vấn về soạn thảo tài liệu hỗ trợ xây dựng chính sách kiểm kê khí nhà kính và quy trình quản lý các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện thông qua Hợp đồng ký giữa các tư vấn và nhóm chuyên gia ngắn hạn của JICA để hỗ trợ TP.HCM soạn thảo các tài liệu hỗ trợ xây dựng chính sách để thể chế hóa công tác kiểm kê KNK và quy trình MRV ở TP.HCM. Thời gian thực hiện dịch vụ tư vấn từ tháng 03/2017 đến tháng 10/2017. Mục tiêu chính của dịch vụ tư vấn là xây dựng một khung chính sách về kiểm kê khí nhà kính và quy trình quản lý các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính nhằm hỗ trợ cho TP.HCM chuẩn bị xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến kiểm kê khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của TP.HCM.

  • Categories      

    Ngành tài nguyên và môi trường quản lý, điều hành cơ bản trên phương thức, quy trình, mô hình của công nghệ số và kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số; áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Tạo thế chủ động, hiệu lực, hiệu quả trong: quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; góp phần tăng trưởng kinh tế dựa trên nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Ngành tài nguyên và môi trường thành phố phải đồng bộ cùng với tầm nhìn của Thành phố Hồ Chí Minh về chuyển đổi số như sau: "Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số." Ngày 05 tháng 01 năm 2022, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND về Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

  • Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường vừa phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê diện tích đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 tại Quyết định số 1072/QĐ-STNMT-QLĐ ngày 15/11/2021. Theo Quyết định kết quả kiểm kê diện tích đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019) như sau: Tổng diện diện tích tự nhiên: 209.539 ha, bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 111.958 ha; - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 96.551 ha; - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.030 ha. (Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tựơng quản lý được thể hiện trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện kèm theo Quyết định này). Quyết định nêu rõ: Số liệu kiểm kê diện tích đất đai năm 2019 được sử dụng thống nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện, thành phố Thủ Đức có trách nhiệm chỉ đạo công khai và cung cấp kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2019 của địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định.

  • Categories      

    Theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn Luật đất đai, có 5 quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021: 1. Sửa quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai: Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (đã được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như sau: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: - Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; - Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; - Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; - Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (nội dung có sửa đổi); chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp. Có thể thấy nội dung sau sửa đổi như sau: "Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp" thì không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai. Nội dung trước sửa đổi: "Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ" thì không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai. Như vậy sau khi sửa đổi, đã loại trường hợp “Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” khỏi danh sách các trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động. 2. Khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không cần bản sao CMND/CCCD/sổ hộ khẩu: Khoản 5 Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định: Đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai). 3. Bổ sung Biểu mẫu đăng ký cấp sổ đỏ (sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa): Từ 01/9/2021: Sử dụng Mẫu số 04đ/ĐK - Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu riêng sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa) ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT 4. Bổ sung trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới khi đăng ký biến động: Theo khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư 09/2021, bổ sung thêm trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ gồm: - Thửa đất được tách ra để cấp riêng sổ đỏ đối với trường hợp sổ đỏ đã được cấp chung cho nhiều thửa. - Thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định. 5. Sửa quy định về việc xác nhận những thay đổi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp: - Thay từ “hiến tặng” bằng từ “tặng cho” đối với trường hợp dùng để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng và đồng thời hướng dẫn cách ghi với 4 trường hợp: + Tặng cho một phần + Tặng cho toàn bộ + Tặng một phần của một hoặc một số thửa đất, tặng cho một thửa đất hoặc một số thửa đất trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất. + Tặng cho toàn bộ các thửa đất trên sổ đỏ cấp chung cho nhiều thửa đất (Hiện tại Khoản 16 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT chỉ hướng dẫn cách ghi 1 chung chung là hiến tặng mà không phân các trường hợp). - Bổ sung cách ghi đối với trường hợp trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất, có thửa đất được tách ra để cấp riêng một sổ đỏ: Trên sổ đỏ đã cấp ghi "Thửa đất... (ghi số thửa, số tờ bản đồ) diện tích...m2 được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận; theo hồ sơ số... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký).”

  • Categories      

    Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cập nhật và chi tiết hóa các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các đơn vị quản lý nhà nước, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng chi tiết cho Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết năm 2016 được xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số liệu địa hình được cập nhật đến tháng 3 năm 2016.